Danh lam thắng cảnh Bắc_Bộ_Việt_Nam

  • Hà Nội
    • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên (quận Hoàn Kiếm).
    • Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa).
    • Hồ Tây (quận Tây Hồ).
    • Chùa Trấn Quốc (quận Ba Đình).
    • Chùa Một Cột (quận Ba Đình).
    • Đền Quán Thánh (quận Ba Đình).
    • Nhà thờ Lớn Hà Nội (quận Hoàn Kiếm).
    • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (quận Cầu Giấy)
    • Khu du lịch Ba Vì (huyện Ba Vì)
    • Chùa Tây Phương: Nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Có từ khoảng [thế kỷ thứ 8. Chùa có nhiều pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng cỡ lớn, trong đó có những bức tượng nổi tiếng như Bát Bộ Kim Cương, Tuyết Sơn, tượng 18 vị La Hán.
    • Chùa Thầy: Tọa lạc ở núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ngôi chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pháp sư Đạo Hạnh được xem là Tổ của Nghệ thuật Rối nước Việt Nam.
    • Chùa Trăm Gian: Toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Lý. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà. Trong chùa có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn.
    • Hương Sơn: Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, bao gồm một quần thể núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động... nằm quanh dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng núi Trường Sơn.
  • Thái Bình
    • Chùa Keo: Chùa Keo là một trong nhưng đại danh lam cổ tự bậc nhất của Việt Nam thời phong kiến còn tồn tại gần nguyên vẹn cho tới thời nnay. Chùa có kiên trúc đồ sộ theo kiểu nội nhị công ngoại quốc. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1962.
    • Đền Trần: Là tôn miếu nhà Trần. Nơi đây hiện còn lưu gĩư lăng mộ các vua Trần, hoàng hậu, công chúa.
    • Đền Tiên La: Đền thờ nữ tướng Vũ Thị Thục dưới trướng Hai Bà Trưng, đền tọa lạc ở Đoan Hùng, huyện Hưng Hà.
    • Đền Đồng Xâm: Đền thờ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương.
    • Đền Đồng Bằng: Tọa lạc ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.
    • Đình An Cố: Vị trí đình ở xã An Thái, huyện Thái Thụy.
    • Đình Phất Lộc: Thuộc xã Thái Giang, huyện Thái Thụy.
    • Đình Dũng Thuý: Ở xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư.
    • Đình Cổ Trai: Thuộc xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà.
    • Bãi biển Đồng Châu: Ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải.
    • Khu du lịch biển Cồn Vành: Thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.
  • Quảng Ninh
    • Vịnh Hạ Long: Vùng Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn.
    • Chùa Yên Tử: Là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xưa, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Bao gồm quần thể di tích rộng lớn, hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp.
    • Quần Đảo Cô Tô.
  • Hải Phòng
    • Chùa Dư Hàng: Là di tích kiến trúc cổ kính của thành phố Hải Phòng. Xây dựng từ thời Lý. Chùa có nhiều pho tượng lớn, có các câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn.
    • Quần Đảo Cát Bà: Nằm trong quần đảo gồm 366 đảo lớn, nhỏ. Đảo Cát Bà lớn nhất, rộng khoảng 100 km².
    • Đồ Sơn: Khu nghỉ mát, tắm biển đẹp của miền Bắc.
  • Bắc Kạn
    • Hồ Ba Bể: Thuộc tỉnh Bắc Kạn. Ba Bể là hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi ở độ cao 145m so với mặt nước biển.
  • Bắc Ninh
    • Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương.
    • Chùa Dâu: Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.
    • Chùa Bút Tháp: Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo với nhiều tượng Phật và cổ vật quý.
    • Đình làng Đình Bảng. Được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê, một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay.
    • Đền Đô: Còn gọi là Đền Lý Bát Đế, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Bắc Ninh là quê hương của Lý Thái Tổ, người khai sinh ra triều đại nhà Lý.
    • Chùa Phật Tích: Ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du.
    • Đền Bà Chúa Kho: Tọa lạc tại Thành phố Bắc Ninh.
    • Chùa Cổ Lũng: Ở xã Nội Duệ, huyện Tiên Du.
  • Cao Bằng
    • Thác Bản Giốc: Thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ độ cao trên 30m thác nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Phía dưới chân thác là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
  • Lai Châu
    • Chiến trường Điện Biên Phủ: Thuộc tỉnh Điện Biên, ở nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam trong suốt 55 ngày đêm (13/3/1954 - 7/5/1954) đánh bại đội quân viễn chinh của thực dân Pháp. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu.
  • Hòa Bình
    • Làng Thái Thung lũng Mai Châu: Bản Lác thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là bản dân tộc Thái có phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó có thung lũng Vàng, là một thung lũng đẹp với những nếp nhà sàn dân tộc Thái, Dao, Mường nằm xen giữa những thửa ruộng lúa xanh ngát.
  • Lạng Sơn
    • Ải Chi Lăng: Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Lịch sử Chi Lăng năm xưa gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng như Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...
    • Động Tam Thanh: Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi.
  • Lào Cai
    • Sapa: Cách thị trấn Lào Cai 40 Km về phía tây, là một thành phố có vẻ đẹp huyền ảo, quanh năm lung linh trong mây mù.
    • Đỉnh Phan Xi Păng: Phan Si Păng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m.
    • Làng Cát Cát: Thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2 km. Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, nơi đây còn giữ được những phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.
  • Ninh Bình
    • Nhà thờ đá Phát Diệm: Thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Được xây dựng vào những năm 1875 - 1898, là một quần thể kiến trúc mang đậm nét phương Ðông. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh cái đẹp.
    • Tam Cốc - Bích Động: Nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cảnh đẹp của Bích Ðộng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).
    • Vườn Quốc gia Cúc Phương: Thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962, có diện tích 22.000ha.